CHO THUÊ XE ĐI DU LỊCH CHÙA TÂY THIÊN
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016
Chùa Tây Thiên - Không chỉ có cảnh đẹp
Khu danh thắng Tây Thiên được coi là vùng đất
thiêng của dãy Tam Đảo – Vĩnh Phúc, nơi tập trung rất nhiều chùa, đền, miếu cổ…
Do đó, cứ mỗi độ xuân về, Tây Thiên lại thu hút hàng vạn khách thập phương đến
đây hành hương, cúng bái, cầu tài, cầu lộc.
Hệ thống cáp treo mới được
đưa vào sử dụng đầu năm 2012 đã làm cho con đường lên Đền Thượng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, với những khách hành hương, việc tự mình vượt qua từng phiến đá, con
suối, đền miếu, thưởng lãm cảnh quan sơn thủy hữu tình dọc đường đi, lại là một
việc làm ý nghĩa, thể hiện lòng thành kính, thành tâm của du khách khi đến với
nơi linh thiêng này.
Hành trình bắt đầu từ Đền Thỏng (hay còn gọi là đền Trình) dưới chân núi. Để đến
được nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, khách hành hương phải dâng lên một mâm lễ vật
tại đến Thỏng, báo cáo với thần linh thổ địa, chư vị Thánh Phật sự viếng thăm của
mình, cho được an lành thanh sạch đi vào vùng đất thiêng rồi mới tiếp tục cuộc
hành trình. Trước cửa đền Thỏng là cây đa chín cội sừng sững, như thách thức với
thời gian.
Sau đền Thỏng, du khách sẽ vượt qua một quãng đường hơn 1km rợp bóng cây xanh
mát, vượt qua khe Trường Sinh để lên tới đền Cậu, du khách bắt đầu vào lãnh địa
Tây Thiên. Đền Cậu tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để
đi theo phò Quốc Mẫu. Du khách lên đền Cậu có thể cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ
và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi
đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.
Qua đền Cậu là đến đền Cô, cách hơn 2km, thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con
nhà trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Bên cạnh đền thờ còn có dòng suối
Giải Oan và giếng cổ, nước quanh năm trong mát, cũng được coi là nơi rất linh
thiêng. Du khách nào đến đây cũng mong lấy được nước từ suối và giếng để làm lễ
vật dâng lên Cô, rồi uống vài ngụm, với hi vọng được Cô phù hộ cho sức khỏe, tinh
thần minh mẫn, thanh thản.
Đi thêm một đoạn sẽ lên đến Tịnh thất Tây Thiên. Đây là địa điểm tu hành của
các ni cô phái Mật tông Tây Tạng. Du khách sẽ cảm nhận được sự huyền bí của
thiên nhiên với suối chảy rầm rì, rừng sâu u tịch, mây nước hiền hòa và không
gian thanh tịnh; được chìm đắm và thăng hoa trong những thanh âm của các pháp cụ
cùng tiếng đọc kinh của các ni cô, du khách sẽ thực sự thấy lòng mình thư thái.
Tiếp tục vượt qua những bậc đá treo leo, quanh co như thách thức khách hành
hương, dòng Thác Bạc mát lạnh như một phần thưởng thiên nhiên xứng đáng dành
cho những du khách tạm nghỉ chân trước khi lên đền Thượng.
Địa điểm cuối của chuyến hành hương là khu đền Thượng. Đền Thượng là nơi thờ Quốc
Mẫu Tây Thiên, vị thần chủ của Tây Thiên và nữ chúa vùng đất Tam Đảo. Tương
truyền bà được sinh ra từ khí thiêng của ngọn Tam Đảo, kết duyên cùng Hùng
Chiêu Vương thứ 7 và đã có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng
lúa. Sau đó bà được phong là “Tam Đảo Sơn Trụ Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần”
và danh vị Quốc Mẫu Tây Thiên.
Kết thúc tham quan về đền Quốc
Mẫu Tây Thiên, du khách có thể tiếp tục vào bái đường của Thiền Viện, du khách
sẽ được ngợp trong một không gian rộng lớn và thiêng liêng. Tại Thiền Viện, các
nhà khoa học đã tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê,
Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về Phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ Phật
giáo nơi đây. Đầu xuân nào, Thiền Viện Tây Thiên cũng đón hàng vạn Phật tử, du
khách trong và ngoài nước về đây hành hương, thắp hương khấn Phật và thưởng ngoạn
cảnh đẹp của núi rừng Tây Thiên.
Lễ hội Tây Thiên là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc. Lễ hội Tây Thiên
được tổ chức nhằm tưởng nhớ bà Quốc Mẫu Tây Thiên, kéo dài trong 3 ngày 15, 16
và 17/2 âm lịch. Phần lễ sẽ có lễ cáo; lễ rước kiệu, múa xênh tiền, hoạt cảnh
chèo mô tả lại truyền thuyết về Quốc Mẫu Tây Thiên đánh đuổi giặc ngoại xâm thống
nhất giang sơn; lễ dâng hương... Ngoài ra còn có những hoạt động vui hội như
thi làm bánh chưng, bánh giầy, hội vật, hát chèo, hát văn…; các trò chơi dân
gian: thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu cơm, thi Hú
Đáo, làm bánh chưng, bánh dày và nhiều trò chơi kéo co, chọi gà, đu tiên, cờ
người, vật cổ truyền.
Đường lên Tây Thiên: Hà Nội - Tây Thiên (85km)
Từ Hà Nội đi theo hướng Quốc lộ 2A, qua Thành phố Vĩnh Yên, rẽ phải lên chân
dãy Tam Đảo, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, khoảng cách 74km. Từ đây rẽ trái để đi
Tây Thiên 11km, nếu rẽ phải là lên Khu nghỉ mát Tam Đảo.
Phương tiện: ô tô, xe gắn máy đều rất thuận tiện.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet.
Thông Tin Liên Quan : Công Ty
Du Lịch Hoa Mai Chuyên :
Chuyên Cho Thuê
Xe 4, 7, 16, 35, 45 Chỗ
All comments [ 0 ]
Your comments